Nên hay không nên đi đơn hàng xây dựng
Xây dựng là ngành nghề mà nhiều lao động Việt Nam sang Nhật làm việc theo chương trình thực tập sinh. Trên các trang mạng xã hội, nhóm cộng đồng người Việt ở Nhật thường có những lời khuyên không nên tham gia xuất khẩu lao động ngành xây dựng, đặc biệt là đơn hàng lắp đặt giàn giáo và lắp cốp pha. Vậy với các công việc làm giàn giáo, lắp cốp pha nói riêng và xây dựng nói chung có thực sự là “thảm họa” như vậy hay không? Tại sao rất nhiều lao động nam vẫn chọn đơn giàn giáo và cốp pha?
1. Lý do một số lao động không chọn ngành xây dựng lắp đặt giàn giáo và lắp cốp pha
Làm việc ngoài trời
Đã là làm việc ngoài trời thì nắng mưa thất thường, điều này không thể phủ nhận đối với công việc này. Với nhóm lao động chưa từng làm ngoài trời hoặc nhóm lao động trẻ mới ra trường đã định hướng sang Nhật thì có phần bất ngờ. Đặc biệt với những lao động sợ độ cao thì các đơn lắp đặt giàn giáo tuyệt đối không nằm trong sự lựa chọn. Đây là tiêu chí chính khiến rất nhiều bạn trẻ lắc đầu với ngành xây dựng tại Nhật Bản.
Yêu cầu cao về sức khỏe
Đối với lao động ngành xây dựng, đa phần các xí nghiệp Nhật Bản không lựa chọn theo ngoại hình, không phải to cao vạm vỡ mới trúng tuyển. Xí nghiệp Nhật Bản thường quan trọng yếu tố sức khỏe, sức bền bỉ, và không sợ độ cao.
Môi trường làm việc
So với các ngành như in ấn, đóng gói, thực phẩm, cơ khí thì xây dựng và nông nghiệp là những ngành chân tay thường phải dính bẩn. Những người trau chuốt ngoại hình thường khá ngại công việc này. Tuy nhiên, môi trường lao động ngành xây dựng lắp đặt giàn giáo và lắp cốp pha đểu rất an toàn, người lao động được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động và được học tất cả kiến thức cần biết trước khi làm việc thực tế.
2. Không đi lắp giàn giáo, lắp cốp pha thì chọn ngành nghề nào?
Có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn trong hơn 100 ngành nghề Nhật Bản tuyển thực tập sinh Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ qua các đơn hàng xây dựng tức là bạn đã lỡ đến gần 50% cơ hội sang Nhật dễ dàng. Xây dựng là ngành Nhật Bản cần nhân lực nước ngoài nhiều nhất, gia hạn thời gian dễ nhất. Hiện nay, số lao động nam giới sang Nhật Bản làmviệc thì có tới hơn 80% sang lao động ngành xây dựng.
Do nhiều lao động không thích các đơn xây dựng nên các đơn hàng xây dựng thường thiếu trầm trọng số lao động tham gia.
Thay vào đó, các lao động nam sẽ lựa chọn các đơn hàng làm việc trong công xưởng như đơn hàng cơ khí (tiện CNC, hàn chữ T, hàn bán tự động, vận hành máy ép nhựa…); đơn hàng chế biến thực phẩm (làm bánh, đóng hộp thực phẩm, chế biến thủy sản gia nhiệt…); đơn hàng nông nghiệp (trồng rau nhà kính, trồng hoa nhà kính, chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò sữa…)
Và nếu có chọn đi các đơn hàng xây dựng thì người lao động cũng ưu tiên các đơn mộc xây dựng, sơn xây dựng, hàn xây dựng… hơn các đơn giàn giáo và lắp cốp pha.
3. Những điểm cộng không thể bỏ qua của đơn giàn giáo và cốp pha
Ưu điểm 1: Dễ trúng tuyển
Những lao động lựa chọn đơn lắp cốp pha hay lắp đặt giàn giáo đều rất dễ trúng tuyển do các xí nghiệp Nhật tuyển nhiều, trong khi hồ sơ đăng kí lại thấp hơn các ngành khác. Do thiếu hồ sơ lao động đăng kí nên tiêu chí tuyển chọn lao động cũng giảm, điều này làm tăng cơ hội trúng tuyển các đơn xây dựng lên rất nhiều (tỉ lệ chọi thấp).
Người lao động phỏng vấn trượt xí nghiệp đầu có thể tiếp tục tham gia phỏng vấn các xí nghiệp khác trong thời gian ngắn. Nhìn chung, đi Nhật đơn hàng xây dựng thường nhanh hơn, dễ đi hơn, chi phí thấp hơn.
Ưu điểm 2: Công việc ổn định, làm thêm nhiều
Khảo sát thông tin từ một số đơn vị làm thị trường lao động Nhật, các đơn hàng xây dựng có tỷ lệ hủy hợp đồng thấp hơn hẳn. Các vấn đề như xí nghiệp hoạt động yếu kém không thể tiếp nhận hay phá sản rất ít, nếu có nghiệp đoàn thường chuyển xí nghiệp cho người lao động được ngay.
Lương người lao động khá ổn định, nằm trong khung 12 – 18 man/tháng về tay trong năm làm việc thứ 2,3. Do những năm qua tỷ lệ lao động đi đơn hàng lắp đặt giàn giáo và lắp cốp pha nhiều; một số trường hợp lương thấp, ít việc đã phản hồi tiêu cực về công việc này dẫn nhóm lao động chưa xuất cảnh hiểu sai về thông tin.
Ưu điểm 3: Được gia hạn lên 5 năm và đi lại lần 2
Riêng với ngành xây dựng nói chung; đơn lắp đặt gìan giáo và lắp cốp pha nói chung, thực tập sinh đã về nước đúng hạn có thể quay lại Nhật Bản thêm 1 lần nữa. Các TTS đang làm việc có thể gia hạn lên 5 năm, chính sách này đã được áp dụng trong năm 2016.
Ưu điểm 4: Nhật Bản đang rất cần lao động ngành xây dựng
Ước tính từ nay đến 2020, mỗi năm Nhật Bản cần 150.000 lao động nước ngoài ngành xây dựng do nhu cầu tái thiết đất nước và chuẩn bị cho Olympic 2020. Việt Nam là nước có tỷ lệ lao động nhiều thứ 2 tại Nhật (sau Trung Quốc), năm 2015 có 28.000 TTS sang Nhật làm việc trong các nghành nghề JITCO cho phép, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với nhu cầu của Nhật Bản.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người lao động có cái nhìn chính xác cụ thể về đơn hàng xây dựng lắp đặt giàn giáo và lắp cốp pha.